Người họ Trương

Mở tầm nhìn Trương Gia Bình và 3 ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời

Mở tầm nhìn Trương Gia Bình và 3 ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời

— 14:08, 22 Tháng Năm 2017

Được đồng nghiệp nhìn nhận như "một người không bình thường", Trương Gia Bình dường như luôn bùng nổ với các ý tưởng mới. Ông nhìn nhận trong cuộc đời mình, có ba ý tưởng quan trọng nhất.

Trương Đình Dũ  (Trương Đình Dzu - 1917 -1991) - Một luật sư uyên bác

Trương Đình Dũ (Trương Đình Dzu - 1917 -1991) - Một luật sư uyên bác

— 13:44, 22 Tháng Năm 2017

Luật sư Trương Đình Dũ hay Trương Đình Dzu (mà một số tài liệu tiếng Anh có ghi) sinh năm 1917 và mất năm 1991. Ông được người đời sau biết đến thông qua cuộc tranh cứ tổng thống năm 1967 của Việt Nam Cộng hòa. Song những hiểu biết đó cũng không nhiều do hầu như rất hiếm và không có các tài liệu ghi nhận về cuộc đời của ông. Trên cở sở các tài liệu tìm được, sau đây chúng tôi xin phép được sơ lược vài nét về luật sư Trương Đình Dũ.

Ông Tổ sáng lập võ đường Kỳ Sơn Trương Chưởng

Ông Tổ sáng lập võ đường Kỳ Sơn Trương Chưởng

— 13:43, 22 Tháng Năm 2017

Võ sư Trương Chưởng. Ông sinh ngày 04 tháng 4 năm 1899 tại làng Mỹ Cựu, nay là xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Thái Vương Trương Nữu đại tướng quân (737-791)

Thái Vương Trương Nữu đại tướng quân (737-791)

— 13:43, 22 Tháng Năm 2017

Trương Nữu (737-791) người trang Du Lễ (nay thuộc thôn Du Lễ, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) là tướng khởi nghĩa có công trong cuộc nổi dậy của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng chống lại ách đô hộ hà khắc của nhà Đường dưới thời Bắc thuộc.

Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 - 1827)

Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 - 1827)

— 13:42, 22 Tháng Năm 2017

Trương Tấn Bửu (chữ Hán: 張進寶, 1752 - 1827), có tên khác là Trương Tấn Long (張進隆); là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.

Cúc Nông Trương Gia Mô (1866-1929)

Cúc Nông Trương Gia Mô (1866-1929)

— 13:42, 22 Tháng Năm 2017

Trương Gia Mô (1866-1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi làm quan ở Huế, còn được gọi là Nghè Mô; là sĩ phu yêu nước, quan triều Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ 20.

Trương Gia Hội (1822-1877) tự Trọng Hanh, là sĩ phu yêu nước và là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

Trương Gia Hội (1822-1877) tự Trọng Hanh, là sĩ phu yêu nước và là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

— 13:41, 22 Tháng Năm 2017

Trương Gia Hội là người làng Tân Phước, huyện Bình Dương [1], tỉnh Gia Định. Cha ông là Trương Thừa Huy, đời Gia Long làm đến chức Thiêm sự phủ Thiêm sự, sau vì phạm lỗi bị cách, rồi lại khởi phục làm Chủ sự.

Vĩnh biệt bác sĩ Trương Thìn

Vĩnh biệt bác sĩ Trương Thìn

— 13:41, 22 Tháng Năm 2017

Sau thời gian bệnh nặng, bác sĩ Trương Thìn (sinh năm 1940 tại Huế) đã từ trần lúc 18g55 ngày 20-12 tại nhà. Không chỉ là bác sĩ, Trương Thìn còn là nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ.

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

— 13:40, 22 Tháng Năm 2017

Tạo sĩ tương đương Tiến sĩ. Muốn đoạt chức Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) phải trải qua hai kỳ là Sở cử và Bác cử. Sở cử: 3 năm/1 lần mở ở các Trấn và phải qua ba kỳ thi (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam), thi đỗ thì gọi là Biền sinh. Tiếp đến hỏi về sách, mưu lược, trúng cách được phong là Học sinh (ngang bằng với Hương cống), chờ dự khoa Bác cử (cũng như thi Hội) ở kinh đô. Bác cử có vua ngự khán ở Diễn Võ đường xem các đấu thủ tranh tài.

Tiến sĩ thời Lê sơ Trương Đức Quang: Vượt khó thành tài

Tiến sĩ thời Lê sơ Trương Đức Quang: Vượt khó thành tài

— 13:40, 22 Tháng Năm 2017

Tiến sĩ Trương Đức Quang (1478 -?), người xã Ngọc Quyết, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc thôn Chuế, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), 24 tuổi đỗ Đệ Nhị Giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), thời vua Lê Hiến Tông. Ông là một trong 8 Tiến sĩ họ Trương Đại Việt đã được khắc tên tuổi trong số 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long. Ông làm tới chức quan Đề hình Giám sát Ngự sử và từng được triều đình Lê Sơ cử đi sứ Nhà Minh (Trung Quốc).